Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: Trường hợp giao dịch kỳ hạn cà phê
Giao
dịch kỳ hạn đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2000. Đối với mặt
hàng cà
phê, giao dịch kỳ hạn qua các ngân hàng thương mại được biết đến từ năm
2004 và chính thức giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) từ
cuối năm 2010 và Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) năm
2011. Đến nay, kết quả giao dịch kỳ hạn cà phê tại Việt Nam vẫn rất
khiêm tốn. Thông qua phân tích các số liệu thực tế giao dịch tại Việt
Nam, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính của thực trạng này, bao
gồm: (i) Tồn tại một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về
giao dịch kỳhạn; (ii) Việc giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt
Nam (VNX) và BCEC không mang lại lợi ích cho người tham gia hoặc cơ hội
đầu tư cho giới đầu tư; (iii) Các định chế tài chính chưa thể hiện vai
trò tích cực tham gia thị trường và xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ
đáng tin cậy trên BCEC và VNX; (iv) Cơsởhạtầng của Việt Nam chưa đủ tốt.
Ngoài ra, kết hợp các nghiên cứu tổng quan về giao dịch kỳ hạn tại các
nước thành công và thất bại trong giao dịch kỳ hạn cà phê nói riêng và
các mặt hàng nông sản nói chung, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển các giao dịch kỳ hạn đối với cà phê nói riêng và các mặt
hàng nông sản nói chung tại Việt Nam.
Title: | Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: Trường hợp giao dịch kỳ hạn cà phê |
Other Titles: | Commodity Exchange in Vietnam: Case of Coffee Trading |
Authors: | Nguyễn, Thị Nhung |
Keywords: | Cà phê;Phòng vệ rủi ro;Giao dịch kỳ hạn;Sở giao dịch hàng hóa;BCEC;VNX |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | H. : ĐHQGHN |
Series/Report no.: | Tập 33, Số 3 (2017); |
Abstract: | Giao dịch kỳ hạn đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2000. Đối với mặt hàng cà phê, giao dịch kỳ hạn qua các ngân hàng thương mại được biết đến từ năm 2004 và chính thức giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) từ cuối năm 2010 và Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) năm 2011. Đến nay, kết quả giao dịch kỳ hạn cà phê tại Việt Nam vẫn rất khiêm tốn. Thông qua phân tích các số liệu thực tế giao dịch tại Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính của thực trạng này, bao gồm: (i) Tồn tại một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch kỳhạn; (ii) Việc giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) và BCEC không mang lại lợi ích cho người tham gia hoặc cơ hội đầu tư cho giới đầu tư; (iii) Các định chế tài chính chưa thể hiện vai trò tích cực tham gia thị trường và xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ đáng tin cậy trên BCEC và VNX; (iv) Cơsởhạtầng của Việt Nam chưa đủ tốt. Ngoài ra, kết hợp các nghiên cứu tổng quan về giao dịch kỳ hạn tại các nước thành công và thất bại trong giao dịch kỳ hạn cà phê nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các giao dịch kỳ hạn đối với cà phê nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung tại Việt Nam |
Description: | tr. 1-11 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59566 |
ISSN: | 2588-1108 |
Appears in Collections: | Economics and Business |
Nhận xét
Đăng nhận xét